Đã có nhiều bài viết trên diễn đàn về hiện tượng đọng sương ở cửa gió, đặc biệt là loại của gió Khe, mình muốn mọi người chia sẻ các nguyên nhân và cách khắc phục của nó để rõ hơn.
Theo như hiểu biết của mình : Có rất nhiều, đa phần các công trình cũng dính tới vấn đề đọng sương ở cửa gió. Đặc biệt là các cửa gió dạng khe, và các cửa gió lắp đặt ở các vị trí không gian chung.
Nguyên nhân :
Do vận tốc gió ra tại cửa gió lớn hoặc bé quá.
Độ chênh lệch nhiệt độ giữa gió cấp và nhiệt độ phòng tại các công trình mới lớn. (rất xảy ra nhất là các công trình mới chuẩn bị đi vào hoạt động)
Thi công không kín và bảo ôn không kín giữa hộp gió và cửa gió.
Các không gian chung như sảnh lớn công suất lạnh không đảm bảo.
Nhất là tại các không gian gần kính lắp đặt miệng gió gần đó dễ xảy ra đọng sương.
Đây là hiểu biết của mình, bạn nào có kinh nghiệm về nó chia sẻ thêm nhé.
Chia sẽ:
Mình nghĩ miệng gió ở các không gian gần kính tức là thường gần cửa mở ra với không gian ngoài trời. Không khí ngoài trời có độ ẩm cao, khi lọt qua cửa sổ thì gặp nhiệt độ thấp từ gió cấp ra khỏi miệng gió, nên nó dễ đọng sương trên bề mặt miệng gió
Xử lý ẩm là một vấn đề thực tế không hề đơn giản. Nhiều khi trong điều hòa không khí, nhất là trong ứng dụng thương mại thông thường, người ta ít đầu tư nhiều vào vấn đề xử lý triệt để và toàn diện ẩm.
Nguyên nhân đọng sương cơ bản là do trong khối không khí có lượng ẩm cao và gặp bề mặt có nhiệt độ thấp dưới nhiệt độ đọng sương của khối không khí đó. Khi điều kiện này xảy đến thì lượng hơi nước trong khối không khí sẽ bị tách ra và đọng lại trên bề mặt nhiệt độ thấp.
Như vậy để xử lý thì ta quan tâm đến 2 thứ : một là giảm lượng ẩm của khối không khí đó và hai là khống chế nhiệt độ bề mặt bị đọng sương cao hơn nhiệt độ đọng sương của khối không khí xung quanh nó.
Trong một số điều kiện môi trường, ví dụ như gió tươi lọt vào nhiều, hay trong phòng có nguồn ẩm từ thức ăn, nước uống...sẽ khiến cho khối không khí trong phòng tăng ẩm. Vậy cần làm sao giảm bớt tác động này, hoặc hạn chế hoạt tính của nó. Bên cạnh đó nhiệt độ gió cấp thổi ra từ miệng gió sau khi qua coil lạnh đôi lúc do thiết kế dư thừa mà nó trở nên quá thấp. Vậy thì cần cân chỉnh lại một chút.
Ngoài ra thì cấu tạo bề mặt miệng thổi cũng có ít nhiều tác động. Ví dụ bề mặt càng rộng thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho hơi nước đọng sương.
Theo mình thì việc này cần kết hợp các biện pháp một cách tổng thể. Nếu chỉ xử lý cục bộ, như là chỉ đóng bớt van nước lạnh thôi thì cũng khó giải quyết triệt để.